Website: mybinh.gov.vn
I. CHUYỂN ĐỔI SỐ PHƯỜNG MỸ BÌNH
Năm 2022 là năm đầu tiên thực hiện chuyển đổi số giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến đến năm 2030 theo Nghị quyết số 09-NQ/TU, ngày 29/11/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về chuyển đổi số tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2021-2025 tầm nhìn đến năm 2030, và triển khai thực hiện Chương trình hành động số 118-CTr/TU, ngày 18/3/2022 của Ban Thường vụ Thành ủy Phan Rang - Tháp Chàm. Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân phường Mỹ Bình quyết tâm, tiếp tục thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ phường lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2020-2025 đã đề ra.
Thời gian qua, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Thành uỷ, UBND thành phố, Đảng uỷ phường; sự nổ lực, quyết tâm của cán bộ, công chức; sự phối hợp, hỗ trợ của Mặt trận, đoàn thể phường, Trưởng các khu phố và sự đồng thuận của Nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn phường, nên công tác ứng dụng công nghệ thông tin trong việc thực hiện chuyển đổi số trên địa bàn phường đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ.
Tuy nhiên, công tác chuyển đổi số tại địa phương vẫn còn tồn tại không ít khó khăn, hạn chế như: hệ thống truyền dẫn mạng Internet, trang thiết bị máy móc còn lỗi thời chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; tỷ lệ người dân, doanh nghiệp tham gia thực hiện thủ tục hành chính trên cổng dịch vụ công của quốc gia, của tỉnh chưa cao; trình độ về ứng dụng công nghệ thông tin trong chuyển đổi số của một bộ phận cán bộ, công chức chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN
1. Công tác ban hành văn bản để lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình hành động số 118-CTr/TU ngày 18/3/2022 của Ban Thường vụ Thành uỷ
Nhằm triển khai thực hiện kịp thời, có hiệu quả Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 29/11/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ và Chương trình hành động số 118-CTr/TU ngày 18/3/2022 của Ban Thường vụ Thành uỷ, UBND phường đã ban hành Quyết định số 70/QĐ-UBND ngày 11/5/2022 về việc thành lập Tổ Công nghệ số cộng đồng phường Mỹ Bình và Quyết định số 71/QĐ-UBND ngày 11/5/2022 về việc thành lập các Tổ Công nghệ số cộng đồng trên địa bàn 06 khu phố nhằm thông tin, tuyên truyền sâu rộng các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước về chuyển đổi số đến các hộ gia đình, người dân trên địa bàn phường, hướng dẫn người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến; sử dụng các dịch vụ số và tương tác với chính quyền qua các nền tảng số được đánh giá và lựa chọn, hướng dẫn doanh nghiệp, hộ kinh doanh, người dân trên địa bàn đăng ký tham gia các sàn thương mại điện tử như: Postmart.vn; voso.vn; sendo.vn; ...; mở tài khoản thanh toán điện tử; hướng dẫn người dân sử dụng nền tảng số, công nghệ số để đăng ảnh, quảng bá sản phẩm, tạo gian hàng, nhận đơn, đóng gói sản phẩm và cam kết cung cấp sản phẩm đúng chất lượng cho khách hàng; hướng dẫn ứng dụng công nghệ số trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương, hướng dẫn người dân tiếp cận, cài đặt, sử dụng các dịch vụ số phục vụ cho các nhu cầu thiết yếu như y tế, giáo dục, chính sách xã hội, phòng chống dịch... thông qua các nền tảng số.
Ngoài ra, UBND phường đã thành lập Ban chỉ đạo chuyển đổi số phường tại Quyết định số 176/QĐ-UBND ngày 25/10/2022 do đồng chí Chủ tịch UBND phường làm Trưởng Ban chỉ đạo; Tổ công tác triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn phường Mỹ Bình tại Quyết định số 58/QĐ-UBND ngày 18/04/2022; Thành lập Tổ công tác thực hiện Đề án 06/CP trên địa bàn phường tại Quyết định số 57/QĐ-UBND ngày 18/4/2022; Thành lập Tổ hướng dẫn thực hiện dịch vụ công trực tuyến trên địa bàn phường tại Quyết định số 207/QĐ-UBND ngày 19/12/2022.
Để thực hiện có hiệu quả công tác chuyển đổi số, UBND phường đã xây dựng Kế hoạch số 52/KH-UBND ngày 21/4/2022 về thực hiện Chương trình hành động số 118 -CTr/TU ngày 18/03/2022 của Ban Thường vụ Thành ủy thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU, ngày 29/11/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về chuyển đổi số tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030; đồng thời xây dựng kế hoạch thực hiện chuyển đổi số hàng năm.
2. Công tác quán triệt, tuyên truyền, phổ biến quán triệt Chương trình hành động số 118-CTr/TU.
Nhằm tuyên truyền sâu rộng, chuyển tải các nội dung về chuyển đổi số, triển khai thực hiện thực hiện Đề án 06/CP đến với Nhân dân trên địa bàn phường. UBND phường đã thực hiện công tác tuyên truyền với nhiều hình thức: Trên hệ thống truyền thanh, Trên các trang thông tin điện tử: Website, Zalo, facebook, Google… (cụ thể trên trang Zalo Official Account: UBND phường Mỹ Bình Đã đưa vào sử dụng từ năm 2020 đến nay; Trên cổng thông tin điện tử phường Mỹ Bình (tại địa chỉ: mybinh.gov.vn) đã xây dựng và hoàn thành bản Demo (chạy thử nghiệm) từ năm 2022, dự kiến đến tháng 6/2023 hoàn thành.
Phối hợp với UBMTTQVN phường và các đoàn thể phường để tuyên truyền, vận động thay đổi nhận thức cho cán bộ, đoàn viên, hội viên và Nhân dân trong các buổi sinh hoạt định kỳ của các tổ chức.
Đối với cán bộ, công chức, người hoạt động không chuyên trách phường và khu phố, thông qua buổi sinh hoạt ngày pháp luật, các cuộc họp giao ban, UBND phường đã tổ chức tuyên truyền, quán triệt các nội dung liên quan đến chuyển đổi số, đặc biệt là các chỉ tiêu thực hiện thủ tục hành chính trên cổng dịch vụ công.
3. Đánh giá kết quả thực hiện trên từng nhóm nhiệm vụ trọng tâm
3.1. Nhóm nhiệm vụ giải pháp tạo cơ sở chuyển đổi số
UBND phường đã tổ chức phổ biến, quán triệt chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, nâng cao nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, người dân và doanh nghiệp trên địa bàn phường về sự cần thiết và tính cấp thiết của chuyển đổi số. Gắn các mục tiêu, nhiệm vụ về chuyển đổi số với Nghị quyết, Chiến lược, Chương trình hành động, mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của địa phương bằng nhiều hình thức phong phú trên các nền tảng hiện có của địa phương và trên các nhóm zalo cộng đồng của từng khu phố.
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội phường đã tích cực tham gia đẩy mạnh tuyên truyền, vận động thay đổi nhận thực của cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và Nhân dân về chuyển đổi số. Khuyến khích cán bộ, công chức, viên chức, người lao động sử dụng ví điện tử, thanh toán không dùng tiền mặt, ứng dụng có hiệu quả các thành tựu khoa học công nghệ, nhất là công nghệ phục vụ đời sống, sản xuất, kinh doanh. Đoàn thanh niên phường đã tích cực hỗ trợ người dân cài đặt ứng dụng VNEID, đăng ký tài khoản dịch vụ công để thực hiện các TTHC trên môi trường số.
Hàng năm củng cố kiện toàn Ban chỉ đạo chuyển đổi số trong đó Chủ tịch UBND phường là Trưởng Ban chỉ đạo chuyển đổi số, gắn các mục tiêu chuyển đổi số với chương trình, mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của địa phương.
Cử cán bộ, công chức tham gia đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về chuyển đổi số để nâng cao nhận thức, chất lượng cán bộ, ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện các nhiệm vụ được giao.
Tăng cường quản lý an ninh mạng, bảo mật thông tin và an toàn dữ liệu; phòng chống hiệu quả các hoạt động thâm nhập hệ thống quản lý, điều hành chính quyền điện tử; tham gia chia sẻ dữ liệu quản lý công dân trong một số lĩnh vực phục vụ công trực tuyến.
3.2. Phát triền chính quyền số
Tập trung chỉ đạo đẩy nhanh số hóa dữ liệu nhất là hệ thống TDOffice bảo đảm tập trung, thông suốt trong quá trình lãnh đạo, điều hành trên môi trường số. Qua 01 năm thực hiện, đến nay 100% văn bản đến được giao xử lý trên phần mềm TDOFFICE, trên 85% văn bản đi được ký số và gửi đến nơi nhận trên hệ thống TDOffice (không tính các văn bản thuộc phạm vi bảo vệ bí mật nhà nước); Các cuộc họp trực tuyến về chuyển đổi số được tổ chức tại thành phố, các thành viên của Tổ Đề án 06/CP phường đều tham gia đầy đủ.
Tiếp tục duy trì kết nối mạng truyền số liệu chuyên dùng của tỉnh, mạng Internet nhằm phục vụ kết nối liên thông, xuyên suốt từ thành phố đến địa phương.
3.3. Phát triển kinh tế số, kinh tế chia sẽ
Các công ty, doanh nghiệp và cá nhân kinh doanh trên địa bàn phường đang dần chuyển đổi phương thức bán hàng truyền thống sang bán hàng trên các sàn giao dịch thương mại điện tử nhằm tận dụng tệp khách hàng lớn trong cả nước, không còn bị bó buộc cục bộ như phương thức buôn bán tại cửa hàng như trước đây, từ đó góp phần giảm thiểu nhân công lao động, tăng doanh thu và lợi nhuận.
Tận dụng thế mạnh của chuyển đổi số. Nhân dân trên địa bàn phường, nhất là giới trẻ đang dần thích nghi để đưa các sản phẩm kinh doanh của địa phương, các sản phẩm tiểu thủ công nghiệp, hàng hoá ... lên các trang mạng xã hội như Facebook, Tiktok, Youtube... để giới thiệu, kinh doanh buôn bán.
Phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan tạo điều kiện hướng dẫn đăng ký kinh doanh, kê khai thuế đối với người dân có nhu cầu kinh doanh, buôn bán trên không gian mạng đảm bảo các quy định của pháp luật.
3.4. Phát triển xã hội số
Nhằm nâng cao kỹ năng lãnh đạo, quản lý chuyển đổi số cho người đứng đầu và Ban chỉ đạo chuyển đổi số, UBND phường đã cử cán bộ, công chức tham gia các lớp bồi dưỡng, tập huấn về chuyển đổi số. Qua 01 năm thực hiện, có 05 đồng chí Lãnh đạo, công chức UBND tham gia tập huấn về chuyển đổi số trên nền tảng học trực tuyến One Touch, 100% thành viên Ban chỉ đạo và thành viên tổ công nghệ số cộng đồng phường, tổ công nghệ số cộng đồng các khu phố tham gia các lớp bồi dưỡng trực tuyến do các cấp tổ chức.
Thực hiện Đề án 06/CP của Chính Phủ, UBND phường đã chỉ đạo Công an phường phối hợp với Mặt trận, các ngành, đoàn thể, khu phố thường xuyên tuyên truyền, vận động, hướng dẫn Nhân dân trên địa bàn phường tải, cài đặt và sử dụng ứng dụng định danh điện tử VNEID mức1, mức 2 để tích hợp các giấy tờ thường dùng như Giấy phép lái xe, đăng ký xe, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội… để người dân thuận tiện, không cần phải đem nhiều loại giấy tờ khi ra khỏi nhà hay thực hiện các thủ tục hành chính.
Phối hợp với các Ngân hàng thương mại mở các tài khoản ngân hàng miễn phí cho Nhân dân trên địa bàn phường để nâng cao tỷ lệ người dân có tài khoản để thực hiện thanh toán điện tử. Nhằm thực hiện chủ trương không dùng tiền mặt trong giao dịch hàng ngày của Nhân dân và trong cơ quan nhà nước, UBND phường đã phối hợp với ngân hàng Agribank mở tài khoản thu phí giải quyết thủ tục hành chính bằng cách quét mã QR, phối hợp với Đoàn thanh niên, ngân hàng Agribank tuyên truyền, vận động các hộ kinh doanh, buôn bán mở tài khoản ngân hàng và chấp nhận thanh toán bằng mã QR trong các giao dịch hàng ngày.
Vận động các tổ chức, cá nhân đóng góp kinh phí xây dựng mô hình Camera an ninh trên địa bàn phường, ứng dụng công nghệ số, tất cả các camera an ninh đều được quản lý tập trung tại Công an phường để kịp thời truy xuất các hình ảnh phục vụ khám phá, điều tra các vụ việc liên quan đến an ninh trật tự tại địa phương.
Đối với ngành giáo dục, UBND phường đã chỉ đạo các trường học tập trung áp dụng công nghệ dạy học trực tuyến, dạy học từ xa để đáp ứng các yêu cầu giáo dục trong tình hình mới. Ứng dụng công nghệ số để giao bài tập về nhà và kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh trước khi đến lớp học; số hóa tài liệu, giáo trình để phục vụ công tác giảng dạy.
4. Một số lĩnh vực cần ưu tiên chuyển đổi số
4.1. Chuyển đổi số trong lĩnh vực y tế:
Thực hiện Công văn số 249/UBND-TH ngày 31/01/2023 của UBND thành phố về việc cài đặt Ứng dụng Sổ sức khỏe điện tử phục vụ người dân đi khám, chữa bệnh không dùng Sổ khám bệnh giấy. UBND phường đã chỉ đạo Tổ công nghệ số cộng đồng ở các khu phố hướng dẫn, tuyên truyền người dân cài đặt và sử dụng ứng dụng Sổ sức khỏe điện tử nhằm tạo thuận lợi cho cán bộ y tế chẩn đoán và điều trị người bệnh, giúp họ được chăm sóc sức khỏe toàn diện và liên tục, phát hiện bệnh sớm, điều trị kịp thời khi bệnh còn ở giai đoạn sớm mang lại hiệu quả điều trị cao, giảm bớt chi phí khám bệnh, chữa bệnh của mỗi người dân.
Phối hợp với Trung tâm y tế thành phố chỉ đạo Trạm y tế phường triển khai tư vấn, khám chữa bệnh từ xa cho người dân đồng thời cung cấp dịch vụ thanh toán viện phí không dùng tiền mặt để người dân được hỗ trợ y tế tốt hơn, hiệu quả hơn.
4.2. Chuyển đổi số trong lĩnh vực tài nguyên môi trường:
UBND phường đã chỉ đạo công chức Địa chính xây dựng phối hợp với các cơ quan chức năng cung cấp các thông tin cần thiết phục vụ xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về đất đai, tài nguyên khoán sản, bản đồ số…
UBND phường đã phối hợp với công ty điện lực Phan Rang - Tháp Chàm và điện lực Ninh Hải tổ chức tuyên truyền cho Nhân dân trên địa bàn phường cài đặt và sử dụng ứng dụng CSKH EVN SPC để tra cứu chỉ số điện, số tiền điện sử dụng hàng tháng và nhận các thông báo về sửa chữa lưới điện, thông báo cúp điện... Từ đó người dân nhận được các thông báo của công ty điện lực kịp thời, chủ động sắp xếp phương án dự phòng để phục vụ sản xuất, kinh doanh.
4.4. Chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng:
UBND phường đã phối hợp với các ngân hàng thương mại trên địa bàn phường ra quân tuyên truyền, hướng dẫn và mở tài khoản ngân hàng miễn phí cho Nhân dân, hộ kinh doanh buôn bán… Hướng dẫn tạo và sử dụng mã QR để thanh toán không dùng tiền mặt.
Phối hợp với công chức thuế của thành phố hướng dẫn các hộ kinh doanh, doanh nghiệp áp dụng chuyển đổi số thực hiện sử dụng hoá đơn điện tử, nộp thuế điện tử không cần phải trực tiếp ra kho bạc, chi cục thuế để thực hiện nhằm tiết kiệm thời gian, chi phí.
4.5. Chuyển đổi số trong lĩnh vực giao thông vận tải:
UBND phường đã chỉ đạo công an phường phối hợp với các khu phố triển khai phát phiếu kê khai phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn phường theo kế hoạch của Bộ Công an nhằm làm sạch dữ liệu của phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước, nâng cao chất lượng phục vụ Nhân dân, số hoá công tác quản lý phương tiện giao thông đường bộ .
4.6. Chuyển đổi số trong lĩnh vực Du lịch:
Các dịch vụ lưu trú, khách sạn trên địa bàn phường thực hiện ứng dụng công nghệ và chuyển đổi số để thúc đẩy ngành du lịch khai thác hiệu quả hơn thông qua các nền tảng: Vntrip, Mytour.vn, Traveloka…đã tạo ra các giá trị từ môi trường số, nâng cao năng lực cạnh tranh, hồi phục và phát triển bền vững hơn.
III. ĐÁNH GIÁ CHUNG
1. Ưu điểm
Được sự quan tâm chỉ đạo của Thành uỷ, UBND thành phố, sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng uỷ phường, sau 01 năm triển khai Chương trình hành động số 118-CTr/TU ngày 18/3/2022 của Ban Thường vụ Thành uỷ công tác chuyển đổi số trên địa bàn phường đã đạt được nhiều kết quả tích cực trên các lĩnh vực, tạo thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân trong việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong các hoạt động sản xuất kinh doanh và góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Phần mềm Quản lý văn bản và hồ sơ công việc hiệu quả mang lại ngày càng cao, việc gửi nhận văn bản điện tử đã góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác chỉ đạo, điều hành, nhất là trong thời điểm dịch bệnh COVID-19 vừa qua.
Nhận thức của Nhân dân về chuyển đổi số có nhiều chuyển biến. Nhân dân dễ dàng tiếp cận với các công nghệ hiện đại do hạ tầng công nghệ thông tin mang lại. Các thủ tục hành chính được được triển khai qua cổng dịch vụ công với các mức độ cao tạo điều kiện cho Nhân dân thực hiện TTHC không cần đến trụ sở UBND phường.
2. Hạn chế
Bên cạnh dịch vụ công trực tuyến được các cấp các ngành quan tâm chỉ đạo đẩy mạnh, chất lượng dịch vụ được cải thiện, số lượng hồ sơ thực hiện trực tuyến
ngày càng tăng. Tuy nhiên, tỷ lệ người dân và doanh nghiệp tự thực hiện dịch vụ
công cả tiến trình còn thấp; việc thực hiện số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc.
Trình độ về công nghệ thông tin của một bộ phận cán bộ, công chức và Nhân dân còn hạn chế.
Nguồn lực về tài chính đầu tư cho ứng dụng CNTT, chuyển đổi số còn hạn chế, chưa huy động được nguồn lực từ xã hội.
Việc chuyển đổi số ở các doanh nghiệp còn chậm, thiếu sự mạnh dạn trong đầu tư để chuyển đổi số, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
3. Nguyên nhân tồn tại hạn chế
3.1. Nguyên nhân khách quan:
Chuyển đổi số là vấn đề lớn, có phạm vi triển khai rộng, bao quát nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau nên việc tổ chức triển khai thực hiện chuyển đổi số của địa phương gặp phải những khó khăn nhất định. Việc kết nối, chia sẻ dữ liệu với các cơ sở dữ liệu quốc gia còn nhiều vướng mắc.
Người dân, doanh nghiệp còn thói quen sử dụng tiền mặt khi thanh toán, chưa mở tài khoản ngân hàng, ngại nộp hồ sơ qua cổng dịch vụ công do thiếu kiến thức về ứng dụng công nghệ thông tin.
Kiến thức về công nghệ của một bộ phận Nhân dân chưa cao, chưa khai thác hết công năng của thiết bị thông minh.
3.2. Nguyên nhân chủ quan
Hạ tầng truyền dẫn viễn thông còn hạn chế; việc khai thác các ứng dụng Công nghệ thông tin của người dân và doang nghiệp chưa cao; các tài liệu hướng dẫn thiếu trực quan, sinh động.
IV. NHIỆM VỤ TRONG THỜI GIAN TỚI
ỦY BAN NHÂN DÂN PHƯỜNG MỸ BÌNH
Website: mybinh.gov.vn
Zalo: https://zalo.me/4100422440549425126
Chịu trách nhiệm chính: Trần Kim Cường
Điện thoại:(0259) 3834572 - 0911414576
Địa chỉ: 49 Trương Văn Ly, Khu phố 5,
phường Mỹ Bình, thành phố Phan Rang -Tháp Chàm,
tỉnh Ninh Thuận