Website: mybinh.gov.vn 

gif_6
♥♥♥––– CHÀO MỪNG QUÝ KHÁCH ĐẾN VỚI TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ PHƯỜNG MỸ BÌNH - THÀNH PHỐ PHAN RANG THÁP CHÀM - TỈNH NINH THUẬN –––♥♥♥

Di tích Đình Mỹ Phước -Thế kỷ XVII

1-poster


1. Lịch sử hình thành Đình Mỹ Phước

 Zalo

​Nghi Môn Đình (mặt trước) 

Vào Thế kỷ XVII - XVIII vùng Mỹ Phước có 3 ấp là: Mỹ Phước, Mỹ Chiểu, Mỹ Xương. Thời pháp thuộc, người pháp dồn dân và xác lập chung là ấp Mỹ Phước, thôn Mỹ An, tổng Kinh Dinh, đạo Ninh Thuận. Theo dòng lịch sử của Đình Mỹ Phước còn lưu giữ các Hương ước và Sắc phong nội dung được biên dịch như sau: 

“Vua Khải Định năm thứ 9, Tháng 7 ngày 15 cấp sắc phong tại Ninh Thuận đạo, Mỹ An thôn, Mỹ Phước ấp. Nơi thờ Ngũ Hành thần Nữ có công hộ, bảo vệ đất nước bình an dân chúng. Nhân ngày Đại khánh lần thứ 40. Trẩm ban chiếu phong vì trang vi Dực Bảo, Trung Hưng Thần Thượng Đẳng chuẩn kỳ thờ tự, Thần tương hộ tất cả Lê dân – Phục thay ”

 Zalo

Sắc phong Vua Khải Định năm thứ 9

 2- Sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng liên quan đến di tích 

Hằng năm đình Mỹ Phước tế lệ Xuân Kỳ vào ngày 25 tháng 02 âm lịch việc tế thần và các bậc Tiền Hiền, Hậu Hiền, Thần Tài, Thần Táo và các chiến sĩ hy sinh vì nước. 

Mục đích cầu quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa và tam tài (Thiên - Địa - Nhân) được hòa hợp, người dân được an khang, ấm no, thịnh vượng, nhà nhà hạnh phúc. Ngoài ra các Rằm lớn tháng giêng, tháng 7 và tháng 10 đều cúng hương, đăng trà, quà; Ngày 22 tháng chạp cúng Tất để tiễn đưa các vị thần thánh Triều Thiên; Dịp Tết nguyên đán, đêm giao thừa các Bô lão và bà con trong làng tề tựu chờ giao thừa làm lễ cúng rước chư thần và các bậc tiền nhân, về hưởng Xuân mới. 

Theo thông lệ hằng năm Đình Mỹ Phước tế lệ 2 con heo sống (nguyên sinh) một con cúng tại Tiền Hiền như sau: đầu, đuôi, chân, lòng heo mở chài (để thành mâm) thịt heo (còn sống) và 3 sườn nấu nhiều món khác để dâng cúng. Ngoài ra còn có một số lễ vật khác: Hương đăng (nhang đèn) hương hoa, quả (bông hoa, trái cây các loại) xôi, trầu, cau, trà, rượu… 

* Lễ tế xuân tại Đình Mỹ Phước có những nghi thức sau đây: 

a) Lễ ra mắt và tịnh sanh tại Tiền Hiền (giết heo) 

b) Lễ ra mắt và tịnh sanh tại Thần (giết heo) 

Lễ ra mắt lễ vật như sau: 2 con gà luộc chín và 2 tô xôi (01 con cúng tại Tiền Hiền 01 con cúng tại thần) 

Xong lễ giết heo chờ đến giờ tất kỵ Tiền Hiền trước rồi mới tế thần sau. 

Tế Thần 1 con heo sống (nguyên sinh) và 12 đĩa lòng chay luộc chín cùng các lễ vật hương, hoa, trà, rượu, quả...​ 

​Tế Thần (Chánh tế: Cửu sát lễ vật trước khi tế)

 Zalo

Lễ ra mắt

Zalo

Tịnh sanh tại Tiền Hiền (giết heo)

Zalo

Lễ ra mắt và tịnh sanh tại Thần

Zalo

Nhập lễ Tế Thần

Zalo

Tế tiền Hiền

 c) Lễ tế xuân tại Đình Mỹ Phước gồm các nghi thức chính: 

- Kỵ Tiền Hiền và tế Thần thành hoàng 

Thành phần tham dự gồm: 

+ Hương văn (thầy lễ) 01 người 

+ Đến với tế thần Thành Hoàng: Chánh tế 01 người, Bồi tế 02 người, Đông Hiến 01 người, Tây Hiến 01 người.​ 

+ Kỵ Tiền Hiền: Chánh kỵ 01 người, Bồi kỵ 02 người, Đông phối 01 người, Tây Phối 01 người. 

+ Học trò lễ 06 người, ban nhạc lễ 04 người tùy theo năm mà tổ chức. 

+ Ngoài ra còn các thành phần khác: 01 người kiểng lệnh, 01 người đứng mõ, 01 người đứng chiêng, 01 người đứng chấp cổ (trống).

 Zalo

Hương văn (thầy lễ) tế xuân

Zalo

Tế thần Thành Hoàng

Zalo

Kỵ Tiền Hiền

Zalo

Người kiểng lệnh

Zalo

​Kích thác (Đánh mỏ) trước khi tế lễ

Zalo

​Chấp cổ ( Đánh trống) trước khi tế lễ

Zalo

Học trò lễ 06 người

Zalo

Học trò lễ

Zalo

Ban nhạc lễ

 3- Khảo tả di tích 

Diện tích Đình Mỹ Phước là 822 m2; Mặt tiền Đình nhìn về hướng Tây, Tây nam, mặt tiền đường Võ Trứ, Phía bắc và phía đông giáp nhà dân, phía nam giáp niệm phật đường Mỹ Phước. Đình Mỹ Phước xây dựng các công trình trong khuôn viên gồm có: Cổng tam quan, cột cờ, án phong, nhà chánh tẩm, nhà hội trường (nhà yến), nhà Tiền Hiền. 

* Các công trình trong khuôn viên Đình Mỹ Phước. 

Nguyên khối Đình Mỹ Phước được xây dựng từ thành Cổng tam quan, nhà Chánh tẩm, nhà yến, nhà Tiền Hiền và các công trình khác xây dựng bằng ghè ống, đá ông, sau năm tháng và thời gian các hạng mục xuống cấp nghiêm trọng, nên có những hạng mục phải tu sửa.​ 

Năm 1972 nhờ sự đóng góp của nhân dân, tiền công, vật chất đã xây lại Nhà yến nay là Hội Trường. 

Năm 1995 tu sửa nhà Chánh Thần, Án Phong, cột cờ, cổng Tam Quan. 

Năm 2009 sửa chữa nhà Tiền Hiền và cột cờ. Tuy xây dựng lại các công trình nhưng vẫn giữ nguyên các hiện trạng, cột, kèo, các vật dụng điêu khắc vẫn còn nguyên. 

Ngày 12 tháng 2 năm 2012 bê tông sân đình diện tích 290 m2. 

Ngày 11 tháng 4 năm 2014 lác gạch Granit 202,88 m2. 

Tháng 9 năm 2018 tu sửa và xây dựng nhà vệ sinh. 

Trải qua 137 năm Đình Mỹ Phước vần tồn tại như một minh chứng hừng hồn về giá trị lịch sử thiêng liêng, bền vững, lịch sử đó được chứng thực biển hiện đinh ninh bằng những dòng sắc phong còn nguyên vẹn giá trị mà vua Triều Nguyễn đã ban tặng cho dân làng, thờ tự các vị thần tại Đình Mỹ Phước; Lịch sử nói về một vùng đất, một vùng người, là một vùng khá lâu đời của tỉnh Ninh Thuận. 

Lịch sử đó nhắc nhở về quá trình khai hoang, mở đất, lập làng, lập ấp và sự ra đời của Đình Mỹ Phước về văn hóa. Chính những lịch sử lâu đời của Đình Mỹ Phước là lý do giải thích về những nét đẹp, những giá trị kiến trúc nghệ thuật và điêu khắc rất tinh xảo vẫn còn nguyên giá trị. Những đề tài, những biểu tượng truyền thống đã được các nghệ nhân khắc, đục, chạm trổ, sơn phết… một cách tinh tế sắc xảo, đậm nét tài hoa, tạo nên những tác phẩm sống động sắc nét, thể hiện vừa nghệ thuật, hài hòa trong không gian linh thiêng rất phù hợp chứ không biến mất. Hay nói cách khác giá trị này trả lời vì sao một ngôi đình cổ kính vẫn tồn tại vững chắc qua bao thời gian, sự đổi thay của thời gian. 

Vì đình vừa là biểu tượng của lễ nghi thờ đất nước, thờ ông bà, tổ tiên, đạo lý của nhân nghĩa, lễ nghi truyền thống mà Đình còn là nơi mà (Thiên, địa, nhân) được hòa hợp, là nơi thể hiện giây phút thiêng liêng của các buổi tế lễ, người dân được tự đo gửi gấm những tâm tư, đến thành hoàng và các bậc tiền nhân mà người dân tha phương tìm về, nghiêng mình kính cẩn các hậc tiền nhân đã khai hoang, lập ấp và xây dựng ngôi đình, là thể hiện tình cảm với quê hương với cộng đồng cao đẹp nhất. Chính những giá trị sâu sắc, ý nghĩa về lịch sử, văn hóa, kiến trúc nghệ thuật nêu trên, Đình Mỹ Phước còn tồn tại vững bền với thời gian và sau này những bậc hậu thế sẽ vẫn còn duy trì những giá trị nhân văn cao quí cùng những truyền thống văn hóa tốt đẹp vì sự tồn tại cùa đạo lý. “Tròn đạo trời, vuông đạo đất, sáng đạo người” là mãi mãi. 

Trải qua trên 138 năm tồn tại, các công trình Đình Mỹ phước vẫn đứng vững vàng, nhờ vào sự đóng góp nhiệt tâm từ nhiều nguồn tài lực, vật lực của nhân dân địa phương, các hạng mục đã được tu bổ, sửa chữa, trùng tu tồn tại đến hôm nay. 

Tuy có nhiều thay đổi nhà chánh thần và nhà Tiền hiền vẫn còn giữ nguyên kết cấu kiến trúc và đường nét nghệ thuật truyền thống đó chính là giá trị của ngôi đình tồn tại và là những tài sản vô giá của người dân trong vùng. 

Địa điểm và đường đi đến di tích 

Từ trung tâm thành phố Phan Rang - Tháp Chàm dọc đường 16/4 hơn 01km đến ngã tư đường Nguyễn Văn Nhu (ngay cục thống kê, Bảo Việt Ninh Thuận) rẽ trái vào đến trường tiểu học Mỹ Bình, rẽ trái vao đường Võ Trứ đi vào khoảng 350m là đến Đình Mỹ Phước. 

Đình Mỹ Phước nằm ở mặt đường, số nhà 48 đường Võ Trứ - Khu phố 5, Phường Mỹ Bình. Địa chỉ rất rõ ràng, thuận lợi cho việc di chuyển của nhiều phương tiện giao thông cơ giới đến với di tích, đồng thời Đình Mỹ Phước cũng là một trong những điểm thuận lợi cho việc tham quan và nghiên cứu. 

* Tên gọi và phân loại di tích 

- Di tích được sử dụng trong hồ sơ khoa học lịch sử: Đình Mỹ Phước. 

- Đình Mỹ Phước thuộc loại hình kiến trúc nghệ thuật

 Zalo

Nhà Tiền Hiền

Zalo

Bên trong Nhà Tiền Hiền

Zalo

Nhà Chánh Tẩm

Zalo

Án phong (mặt sau)

Zalo

Bàn thờ Tây Tự - Bên trong nhà Tiền Hiền

Zalo

Khấn dâng lễ vật

ZaloZaloZaloZalo

Khấn dâng lễ vật

Zalo

 

 ​4- Bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử 

- Ngày 01 tháng 10 năm 2015 Đình Mỹ Phước được Ủy ban nhân dân thành phố Phan Rang – Tháp Chàm cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số CA374111, với diện tích 822 m2 tại thửa đất số 50 tờ bản đồ số18. 

- Ngày 30/8/2018 được ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận ban hành Quyết định số 1424/QĐ-UBND về việc xếp hạng Di tích cấp tỉnh

- Đình Mỹ Phước do Ban quản lý đình đại diện cho nhân dân quản lý, bảo quản, hương khói …

- Danh sách Ban quản lý Đình Mỹ Phước:

Ông: Lê Tấn Đức - Trưởng ban

Ông: Võ Văn Danh - Phó ban kiêm thư ký

Ông: Lương Văn Hải - Thủ quỹ

Ông: Đinh Dư - Thành viên

Bà: Nguyễn Thị Thi - Phụ trách đời sốngZalo

​Xếp hạng Di tích cấp tỉnh
In bài viết
Di tích Đình Mỹ Phước -Thế kỷ XVII

 T/h: pdhung

1931